Công nghệ Mã số Mã vạch là gì và những thông tin cần biết

Một doanh nghiệp muốn quản lý hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả không thể không dùng đến hệ thống Mã số Mã vạch. Bài viết này sẽ nói về công nghệ mã số mã vạch là gì cùng những thông tin cơ bản bạn cần biết về mã số, mã vạch

Mã số, mã vạch là gì?

Mã số, mã vạch là gì?

Mã số là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số). sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy vạch có thể đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính

Lịch sử hình thành và phát triển của mã số, mã vạch

Để thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong bán và quản lý sản phẩm, nhà sản xuất thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch.

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hóa người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch của hàng hóa.

Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và được dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới.

Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho th¬ương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .).

Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.

Lịch sử hình thành và phát triển của mã số, mã vạch

Có bao nhiêu loại mã vạch hiện nay?

Có thể nói mã vạch cũng giống như một đạo quân các ký hiệu quen thuộc, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, trên hầu hết các sản phẩm lưu hành trên thị trường. Ai cũng đều thấy chúng nhưng ít ai hiểu được rõ ràng về chúng. Khi được hỏi về mã số mã vạch đa số người ta chỉ biết mã vạch là…Mã vạch. Nó là biểu tượng, mã hóa một con số gì đó mà người ta không hiểu. Nói như vậy mã vạch chỉ có một loại duy nhất và nó được sử dụng để lưu trữ 1 con số gì đó. (hình ảnh)

Thực ra mã số mã vạch gồm nhiều chủng loại khác nhau. Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm nhiều loại, trong đó có các dạng thông dụng trên thị trường mà ta thấy gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128… Ngoài ra, trong một số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ như UPC có các Version UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E;  EAN có các Version EAN-8, EAN-13, EAN-14; Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C

Có bao nhiêu loại Mã vạch hiện nay

UPC (Universal Product Code)

UPC là một loại ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhắm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như “Giấy phép bằn số” cho các sản phẩm riêng lẻ.

UPC gồm có 2 thành phần: Phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. số của UPC gốm 12 ký số, không bao gốm ký tự. đó là mã số dung để nhận diện mỗi sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. UPC được phát triển thành nhiều Version UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi là phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiêp.

Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.

EAN (European Article Number)

EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “Mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

EAN còn có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering) thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.

Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã vạch EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.

Code 39

UPCEAN dù là 2 loại mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.

Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do thính linh hoạt như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chứ hoa, các ký tự số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.

Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS

INTERLEAVED 2 OF 5

Interleaved 2 of 5 là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved  2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không lớn lắm.

Các loại Mã vạch 2D

- Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhắm vào ba ứng dụng chính:

+ Sử dụng trên các món hàng nhỏ : Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các loại mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ  đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.

+ Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF-Portable Data File). Do đó khi sử dụng loại mã vạch 2D, có thể không cần đến Cơ Sở Dữ Liệu bên trong máy vi tính.

+ Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở dộ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vidf trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khoảng cách xa lên đến 15m.

- Các ký hiệu mã vạch 2D có thể được chia làm 2 loại:

+ Loại xếp chồng (Stacked Codes): như code 16K, Code 49, PDF-417

+ Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode, Softstrip, Vericode….

Các loại Mã vạch 2D

Các loại Mã Vạch thông dụng khác

Ngoài ra hiện nay còn có các loại mã vạch khác mà bạn có thể tham khảo như: Codabar, Code 93, Code 128-A, HIBC

Các đặc tính ưu việt của công nghệ mã số vạch

Hiệu suất: Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp: giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.

Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Công nghệ Mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của doanh nghiệp vì:

+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.

+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại...

Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.

+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh...

Các đặc tính ưu việt của công nghệ mã số vạch

Mã số mã vạch của hàng hóa

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho hàng người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa. Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần: mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mã số của hàng hóa là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hóa là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.

Mã số mã vạch của hàng hóa

Mã số của hàng hóa có các tính chất sau:

- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa, mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với 1 loại hàng hóa.

- Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hóa, không liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hóa.

Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hóa sau:

- Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.

- Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lí do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: Từ trái sang phải

 

Mã số EAN-13

+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu

+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số

+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

+ Số cuối cùng là số kiểm tra

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp là thành viên của mình.

Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Từ năm 1995 đến tháng 03/1998, EAN_VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 03/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 05 con số.

Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:

+ Ba số đầu là mã quốc gia giống như EAN-13

+ Bốn số sau là mã mặt hàng

+ Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13(ví dụ: thỏi son, chiếc bút bi).

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, doanh nghiệp cần phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp GS1.

Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006.

Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm.

Hai loại phí này do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002.

Ứng dụng Mã vạch trong bán hàng

Ứng dụng Mã vạch trong bán hàng

Mã vạch cung cấp nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng trong bán hàng. Một trong những nguyên nhân chính là những mã vạch này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình sắp xếp và thanh toán cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng nhãn hàng như những miếng nhãn dính, cho phép bạn đính mã vạch lên hàng hóa của mình.

Bạn có thể tiết kiệm cả khối thời gian để xác định được hàng hóa nhờ có mã vạch không? Việc sử dụng những mã vạch cho phép bạn xác định nhanh chóng có bao nhiêu hàng hóa trên kệ. Mỗi lần có một sản phẩm bán ra, nó sẽ được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện có khi kết họp với Phần mềm quản lý bán hàng. Điều này dành ra cho bạn một khoảng thời gian quí báu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Một thuận lợi khác của mã vạch khi được dán lên mặt hàng là có thể xác định được món nào được mua và món nào còn lại. Ví dụ: nếu một khách hàng mua một điện thoại Sony Z3 và một điện thoại Sony Z2 của cùng một hãng, bạn sẽ biết rõ điện thoại nào được bán ra thay vì phải phân loại sản phẩm theo đúng tên hãng.

Mã vạch rất tuyệt khi dùng làm nhãn hàng cho các sản phẩm như DVD, CD, băng VHS và những đồ điện tử khác. Với nhãn dính, thật dễ dàng để có được những nhãn hàng giúp bạn kiểm soát chất lượng và số hàng hóa chính xác. Bạn có thể ấn định một mã vạch riêng cho mỗi loại hàng riêng lẻ và một mã khác cho tên nhà sản xuất, thể loại hay bộ sưu tập cụ thể.

Một lợi ích nữa của nhãn hàng và nhãn dính là vì những mục đích quảng bá. Bạn có thể đặt làm những cái nhãn trắng tùy biến để dùng làm miếng dán lớn hay thậm chí là dán nó lên biên lai. Những cái nhãn bằng nhựa vinyl chất lượng hàng đầu này rất tốt cho việc quảng cáo công ty hay sản phẩm cụ thể của bạn.

Muốn thiết kế nhãn hàng của riêng mình ư. Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn: kích cỡ, chất liệu và những gì bạn muốn ghi trên nhãn. Thậm chí bạn có thể chọn lựa số mã vạch của riêng mình và nhờ người ta thiết kế một kích cỡ đặc biệt phù hợp với dòng sản phẩm và hệ thống hàng hóa mà bạn hiện có.

Việc chuyển đổi các mã vạch cho bạn và cả công ty bạn chưa bao giờ đơn giản hơn lúc này. Các mã vạch, nhãn hàng và nhãn dính có thể được sửa đổi theo loại mực bạn muốn dùng. Có nhiều kiểu như in truyền nhiệt, in laser, in nhiệt trực tiếp và thậm chí là in kim. Làm như thế này giúp bạn chỉnh sửa các nhãn đúng với nhu cầu cụ thể và phù hợp với túi tiền của bạn.

Ứng dụng Mã vạch trong bán hàng

Ngày nay các sản phẩm rất đa dạng, đòi hỏi phải có một hệ thống tiện lợi thích hợp để kiểm kê hàng hóa, đóng nhãn sản phẩm và giúp khách hàng dễ mua đồ hơn. Việc có thể điều chỉnh nhãn hiệu và quảng cáo cho doanh nghiệp sẽ mang lại cho bạn nhiều thời gian tập trung vào những nhu cầu cụ thể của khách hàng hơn.

Bạn có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt hơn vì bạn có nhiều thời gian tập trung vào khách hàng hơn. Những nhãn hiệu rõ ràng sẽ giúp họ biết sản phẩm này là gì, giá cả và bất kỳ thông tin phụ nào mà bạn đính kèm. Những nhãn hiệu đặc trưng này còn giúp kiểm kê và thanh toán dễ hơn.

Ví dụ: Nếu có một vị khách yêu cầu được biết liệu một sản phẩm nào đó còn hay hết, rất đơn giản chỉ cần bạn lấy số mã vạch ra và nói cho họ biết có bao nhiêu món còn bán. Bạn không phải đi ra kệ và xem món hàng đó có còn không. Hay khi họ muốn biết bạn có bán ổ đĩa DVDW không, thay vì giữ họ lại và bắt họ chờ trong khi bạn đi đến các gian hàng để kiểm tra xem liệu nó còn trong kho hay không, thì bạn chỉ cần bấm vào sản phẩm vì danh mục hàng hóa đã được sắp xếp theo mã vạch hiển thị trên phần mềm quản lý bán hàng.

Phòng bán hàng trực tuyến Địa chỉ: Tầng 4, 89 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 1)
Hoặc 0974 55 88 11
Email: banhangonline@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 15 xã đàn Địa chỉ: 15 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 1)
Email: phucanh.xadan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 152 TRẦN DUY HƯNG Địa chỉ: 152-154 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 2)
Email: phucanh.tranduyhung@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG KINH DOANH PHÂN PHỐI Địa chỉ: Tầng 5, 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 097 322 7711
Email: kdpp@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
PHÒNG DỰ ÁN VÀ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP Địa chỉ: Tầng 5,134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 2164 (ext 2)
Hoặc 038 658 6699
Email: kdda@phucanh.com.vn
[Bản đồ đường đi]
SHOWROOM Phúc Anh 89 Lê Duẩn Địa chỉ: 89 Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 6)
Email: phucanh.leduan@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
showroom PHÚC ANH 134 THÁI HÀ Địa chỉ: 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 3)
Email: phucanh.thaiha@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Showroom Phúc anh 141 phạm văn đồng Địa chỉ: 141-143 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3968 9966 (ext 5)
Email: phucanh.phamvandong@phucanh.com.vn
Giờ mở cửa từ 08h00 đến 21h00
[Bản đồ đường đi]
Chat Facebook (8h-21h)
Chat Zalo (8h-21h)
1900.2164 (8h-21h)
Icon Top Left Icon Top Right